Tấm bảng: "Cơm chay từ thiện,ỏatrênmạngxãhộiGiađìnhthếhệchungtaygiúpngườikhókhăxổ số hà nội thứ hai tuần rồi 10 giờ 30 phút mỗi ngày" để phía trước quán cà phê của gia đình chị Phương Thanh (hẻm 266 đường Hoàng Ngân, Q.8) khiến nhiều người dân TP.HCM ấm lòng.
"CÓ BAO NHIÊU LÀM BẤY NHIÊU!"
10 giờ, khu vực bếp của chị Thanh rộn ràng bởi tiếng cười nói rôm rả của hơn chục người. Họ đều là người thân trong đại gia đình của chị, từ già đến trẻ, mỗi người một việc, làm nốt những công đoạn cuối cùng để hoàn thành các phần ăn cho kịp giờ phát. Mỗi ngày, gia đình sẽ nấu một món chay khác nhau như bánh canh, nui, cơm chay, bún xào… để tặng miễn phí cho người khó khăn.
"Nhân dịp tháng 7 Vu Lan, gia đình tôi họp lại, quyết định cùng nhau nấu ăn suốt 1 tháng. Hằng ngày, cứ 10 giờ 30 sẽ bắt đầu tặng cơm, chỉ trừ chủ nhật thôi. Chúng tôi muốn mùa Vu Lan này trở nên đặc biệt, khi các thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau nhiều hơn, đồng thời cũng san sẻ đến với người khác", chị Thanh cho biết.
Bình thường, chị bán cà phê. Suốt 7 ngày nay, từ hồi đại gia đình quyết định nấu, tặng cơm miễn phí, mọi thứ trở nên tất bật hơn khi bữa sáng chị vừa phục vụ khách đến uống nước, vừa hỗ trợ các thành viên trong gia đình đi chợ sớm, sơ chế nguyên liệu và nấu nướng. Càng về trưa, khách vơi dần, thời gian để nấu ăn cũng thoải mái hơn.
Chị Thanh cho biết mỗi ngày, gia đình mình nấu từ 150 - 200 phần ăn để tặng mọi người. Thường chừng 30 phút là tặng hết khi người đến nhận cơm đông đúc. Gia đình nói thêm kinh phí nấu ăn mỗi ngày khoảng 1 triệu đồng, đều do các thành viên cùng nhau "hùn hạp".
"Có bao nhiêu mình làm bấy nhiêu chứ không kêu gọi người này người kia đóng góp vào, cũng không nhờ ai phụ. Tất cả đều do người thân ruột thịt, gia đình mình cùng nấu thôi nên thoải mái lắm, ai cũng vui vẻ. Có bao nhiêu mình chơi bấy nhiêu, nhưng chắc chắn là nấu hết tháng này. Sau đó, nếu đủ điều kiện thì mình vẫn tiếp tục", kế bên, bà Nguyễn Thị Thu Hương (61 tuổi), cô của chị Thanh, đồng thời cũng là bếp chính của gia đình cười, nói.
NO BỤNG, ẤM LÒNG
Chưa tới giờ phát cơm, nhưng nhiều người lao động khó khăn, từ người khuyết tật, người lượm ve chai, người bán vé số… đã đến sớm khiến các thành viên càng nhanh tay nhanh chân hơn. Đúng giờ, những phần cơm cũng đều đặn được tặng đi, ai ai cũng nở nụ cười cùng lời cảm ơn trên môi.
Trong số những người đến nhận cơm có ông Út (65 tuổi, ngụ Q.8) làm nghề lượm ve chai. Vì nhà gần đây, hôm trước ông vô tình nhìn thấy tấm bảng phía trước quán cà phê nên tới nhận cơm ăn.
"Ăn lần đầu, thấy ngon quá nên hôm nay tới nhận tiếp. Cơm miễn phí mà ăn nhiều khi còn ngon hơn cơm ở quán nữa. Cảm ơn chủ quán nhiều lắm! Nhờ những phần ăn như vậy tôi không chỉ no bụng, mà còn thấy ấm lòng. Ăn được bữa trưa miễn phí là tiết kiệm được nhiều lắm", ông xúc động chia sẻ.
Bà Hà Ngọc (48 tuổi) làm nghề bán vé số trưa trưa cũng tới nhận cơm muộn. Bà cho biết mình biết tới gia đình chị Thanh có phát cơm chay thông qua lời giới thiệu của người quen và nhận xét thêm các món ăn ở đây "ngon như nhà nấu".
Còn với gia đình chị Thanh, việc tặng cơm này không chỉ là cho đi, bởi họ còn nhận lại nhiều hơn như thế. Đó là sự thấu hiểu, gắn kết của tất cả thành viên trong gia đình 3 thế hệ này cũng như họ được nhận món quà vô giá, chính là nụ cười và lời cảm ơn của người đến nhận…