Rồng Bạch Kim 666

Linh ngồi cạnh miếng pê-đan mẻ góc trên ngọn đồi nằm cạnh khu nhà. Gọi đúng hơn thì đây chỉ là một m ngoại hạng nga

【ngoại hạng nga】Nghĩa trang sống

Linh ngồi cạnh miếng pê-đan mẻ góc trên ngọn đồi nằm cạnh khu nhà. Gọi đúng hơn thì đây chỉ là một mô đất cao trung bình,ĩatrangsốngoại hạng nga cỏ mọc lấp các cọc bê tông, gạch vỡ và các loại vụn xây dựng bị thải bỏ sau khi khu nhà được sửa chữa xong. Từ đây, cô có thể nhìn toàn cảnh những nấm mộ nằm lô nhô bên kia con lạch hôi hám. Hôm nay, khu bên đó thêm người mới là bé Thiện. Đến trước hôm qua, cậu đã sống mười hai năm cùng một căn bệnh hiếm gặp là hội chứng lão hóa sớm Hutchinson-Gilford. Cách đây một tháng, các biến chứng liên quan tới xơ vữa động mạch ở Thiện xảy ra đột ngột hơn mọi khi. Cậu thường xuyên ôm lấy ngực than đau, các khớp xương cũng bắt đầu rệu rã bên trong cơ thể vốn èo uột của cậu. Mắt Thiện mờ đi thấy rõ, bằng chứng là cậu không thể tự mình lên đến ngọn đồi giống như trước kia nữa mà phải nhờ đến y tá và xe lăn.

Nghĩa trang sống - Truyện ngắn của Phạm Thị Hải Dương (Phú Yên) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thiện trút hơi thở cuối cùng vào khuya hôm qua. Chị Trà không kêu gào hay rên khóc. Chị đã khóc trước đó mười năm từ lúc ngôi sao xấu chiếu trúng con mình. Nhìn vào gương mặt tiều tụy của Trà, người ta sẽ nghĩ ai đó vừa đắp bờ bao ngăn dòng chảy quanh đôi mắt chị, làm nước tích đọng trong đó không thoát được ra ngoài.

Khi căn phòng đã được thắp sáng, mọi người lặng lẽ rơi nước mắt. Cả khu nhà tập trung lại ở chỗ hai mẹ con từ lúc Thiện bắt đầu thoi thóp cho tới khi sóng trên monitor theo dõi giãn ra hết. Vị chuyên gia người Bỉ thay bộ quần áo trầm dịu khác mọi ngày. Từ lúc sang đây, vị nữ chuyên gia đáng kính dành nhiều tình cảm cho mọi người. Sự quan tâm mà bà dành cho bệnh nhi như Thiện càng to lớn. Không phải vì Thiện là đối tượng mang hội chứng mà bà đang nghiên cứu, quan trọng hơn, bà đã dành cho cậu một chỗ trong trái tim từ ái của bà. Trong lúc đặt tay mình lên lớp da mỏng bọc xương bàn tay của bệnh nhân, bà xoa mái đầu trọc lóc của cậu bé trước khi đặt lên đó một nụ hôn dài.

Chị Trà đặt con trai nằm ngay ngắn trên giường. Mấy năm nay Thiện không phát triển thêm nên cậu không có nhiều quần áo. Đám ma của Thiện cũng ngắn ngủi như thời gian trên dương trần của cậu. Ban quản lý khu nhà đã chuẩn bị trước mọi thứ. Ba giờ chiều, Thiện được đưa ra cửa, đoàn đưa tang đi bộ qua cầu Hoang nối nghĩa trang và khu nhà, hướng thẳng tới chỗ hạ huyệt.

Từ mỏm đất cao nhất trên ngọn đồi thoải chỗ Linh ngồi nhìn xuống, đoàn đưa Thiện sang bên kia đi thành hàng ngay ngắn. Không màng tới mùi hôi thối bốc lên từ con lạch, họ di chuyển chậm rãi trong nắng chiều nhóng nhánh, hệt như các vị tu sĩ đang thiền hành.

Thiện có thể đang ngồi trên miếng pê-đan mẻ góc nhìn thân thể cậu đến nơi cần đến. Tốt hơn hết nên có người ngồi cùng Thiện để cậu không cảm thấy bơ vơ. Lúc bệnh chưa diễn biến xấu, chị Trà thường đưa cậu lên đồi dù chỗ này không có gì thu hút trẻ con ngoài tiếng côn trùng đập cánh, vốn là thứ cậu không thể nghe được bằng tai.

Từ khi Linh đến khu nhà tới giờ, cô đã phải chứng kiến mấy mươi đám tang. Nơi đây là chốn tề tựu của nhiều bệnh nhân mang trong người các chứng bệnh lạ. Nếu vài thập kỷ trước, nhiều người không quan tâm khi nghe về bệnh lão nhi, chứng rối loạn mất cảm giác đau bẩm sinh hay hội chứng người sói thì đến hiện tại, số lượng người mang trong mình các căn bệnh hiếm ngày một nhiều lên thấy rõ. Trước kia, khu đất này vốn là kho bãi tập kết hàng hóa, sau định chuyển mục đích thành bến xe nhưng bất thành. Kế đó, một công ty lớn đã ký thuê dài hạn để xây nhà ở phục vụ cho công nhân nhưng chỉ một thời gian sau, công ty dời toàn bộ phân xưởng lẫn nhân công sang nơi khác. Hiện giờ khu nhà đóng vai trò như bệnh viện nội trú với trang thiết bị y tế, bác sĩ và hộ lý cùng các đoàn chuyên gia từ khắp nơi trên đổ về. Tuy vậy, Linh luôn cảm thấy việc để khu nhà có chức năng là bệnh viện hướng ra nghĩa trang là việc không nên làm. Khu nhà mồ tạo cảm giác nặng nề cho bệnh nhân vốn đã là đối tượng dễ bị tổn thương. Lúc vừa tới, Mạnh nói nghĩa trang sẽ được di dời nhưng cô đã ở đây năm năm, điều duy nhất Linh thấy là nghĩa địa ngày một đầy lên.

Làm y tá ở đây là việc thứ hai sau khi Linh hoàn thành chương trình học. Có một thời gian, Linh thường tự hỏi cô nên rời đi hay tiếp tục trụ lại. Khu đất xa xôi tít ngoài rìa thành phố, nơi mà kể cả làm bến xe dự phòng cũng không đủ yêu cầu. Khu nhà như đoạn ruột thừa, có cũng được mà cắt đi cũng không hư hại gì đến tổng thể. Cách bên trên vận hành khu nhà cũng vậy, các chi phí duy trì hầu như tới từ nguồn xã hội hóa. Ngay cả bây giờ, lúc đang ngồi trên mỏm đồi, cô cảm thấy hình như mọi nơi trên hành tinh đều đã tận hưởng một cuối ngày trọn vẹn thì mới tới lượt nghĩa trang sống được phần thừa cặn cuối cùng từ ngôi sao lớn Mặt trời.

"Họ sẽ giải tỏa nghĩa trang rồi xây công viên. Lúc đó em tha hồ cùng bệnh nhân đi dạo".

"Phải chờ bao lâu nữa?" - Cô nôn nóng.

"Chừng hai năm thôi!".

Chính câu nói này của Mạnh đã níu cô ở lại khu nhà. Nhưng bây giờ, cũng chính câu nói đó đang khơi dậy cơn thịnh nộ mà cô đã cố gắng ghìm nén.

"Cần mấy người chết nữa thì cái công viên đó mới được khởi công?".

Linh nóng nảy gắt lên. Lúc đó cô và Mạnh đang cùng đoàn rước từ phía nghĩa trang chết, qua cầu Hoang về khu nhà sau khi vừa nhập thổ cho một trường hợp lão nhi giống Thiện hiện tại.

Nửa năm đổ lại đây, Linh bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về chuyện rời khu nhà. Cô không thể có một ngày trọn vẹn khi mỗi sáng mở cửa phòng, hình ảnh đầu tiên cô thấy là lố nhố bia mộ. Bệnh nhân ngày một nhiều lên trong khi các y tá khác đều lần lượt nghỉ việc. Linh không còn thấy sự tồn tại của cô mang lại niềm vui và sự thoải mái cho bệnh nhân. Ngược lại, cô dễ cáu gắt và hay lớn tiếng. Tuần trước, ai đó bất cẩn để thìa kim loại bên trong phòng một bệnh nhân mắc hội chứng Pica. Người này lén lút nuốt chiếc thìa trong lúc các nhân viên trực không đứng gần. Linh bắt gặp khoảnh khắc đó, cô gần như đã gầm lên hệt con hổ dữ bị trêu tức. Cô nhào tới bóp chặt hai má cậu ta rồi gào lên điên cuồng. Khi lấy được chiếc thìa ra khỏi khoang miệng, suýt chút nữa cô bạt tai bệnh nhân. Bải hoải bước về phòng, Linh buông người xuống chiếc giường vốn là chỗ cô không thiết tha gì. Căn phòng cô ở không khác gì ký túc xá sinh viên. Bên trong bố trí ba chiếc giường tầng, một chiếc tủ nhôm ọc ạch với ngăn đựng đồ nhỏ xíu mà cô chỉ có thể gấp gọn mọi thứ nếu muốn để vừa. Chẳng có tấm gương lớn nào để cô soi mình xem các năm qua gương mặt lẫn thân hình của cô đã thay đổi thế nào. Sàn phòng tắm luôn chật chội vì sáu chiếc giỏ nhựa đựng dầu gội, sữa tắm và xà phòng giặt riêng của từng người. Linh đã chịu đựng hoàn cảnh sống như vậy trong năm năm chỉ mong đến ngày mọi thứ sẽ được cải thiện. Nhưng không...

Cái chết của Thiện là cú giáng cuối cùng làm cô đổ ngã hoàn toàn. So với nhiều bệnh nhân khác, sức khỏe của cậu bé được đánh giá là tương đối ổn định. Cậu thường xuyên chơi bên ngoài, đặc biệt thích lên ngọn đồi gần khu nhà dù ở đó không có gì nhiều nhặn cho cậu khám phá. Bên dưới làn da mỏng, đôi tai điếc và đôi mắt mờ là sự khát khao sống đến đáng yêu! Chỉ cần thấy Thiện, cô lại bừng bừng năng lượng. Buổi sáng, khi soi khuôn mặt trong chiếc gương chỗ lavabo rửa mặt, Linh nở nụ cười thật tươi tự động viên mình. Bước ra cửa, thay vì nhìn thẳng để thu vào mắt cảnh không muốn thấy, cô ngước cổ ngắm trời xanh trong vắt của bình minh.

Thiện chết. Công viên còn nằm trên giấy. Công việc ngày càng nhiều áp lực khi bệnh nhân mỗi lúc mỗi khó chiều. Linh nhớ những ngày phố phường nhộn nhịp. Thời gian ở nghĩa trang sống thì ngược lại, lặng yên trên các khuôn mặt người. Rất lâu rồi cô chưa đi đâu xa khỏi khu nhà.

Linh bước xuống đồi khi màn đêm đang trờ tới trùm lên cảnh vật. Con đường dưới chân cô tự nhiên hẹp lại bất thường. Trên đầu, một con chim lạc bầy từ hướng nghĩa trang chết bay tới, cất tiếng kêu thê thiết. Linh đi như chạy. Rồi Linh chạy, cuống cuồng chạy.

Có gì đó chặn đường thở, nó mắc cứng ở cổ họng làm Linh tức nghẹn. Cô lăn lộn trên giường, cố gắng kêu cứu nhưng đồ vật kia không cho tiếng cô thoát ra. Dạ dày cô quặn lên liên hồi mỗi khi cô cố moi thứ đồ vật. Cùng lúc đó, cảnh vật xung quanh cô bắt đầu nghiêng ngả. Mắt cô đầy tơ máu. Cô bò tới, cố đứng dậy khỏi giường, vẫn móc lấy móc để dị vật trong miệng. Cô ngã nhào ra đất khi chưa đi được ba bước. Khi cô chưa kịp định hình để đứng lên thì một bàn tay lớn bóp mạnh hai má cô. Bàn tay kia thô bạo thọc vào miệng cô rồi đột ngột rút ra. Cô thở lấy thở để, đớp lia lịa từng ngụm khí. Cô tỉnh lại, mồ hôi đầm đìa.

Linh ngồi trên vỉa hè tiệm ăn. Các món ăn vặt ở đây hoặc quá cay, quá chua hoặc quá nhiều dầu ăn dùng đi dùng lại. Linh đang ngồi dưới một tán me đang mùa rụng lá. Lá me bị gió đêm cuộn lên quật xuống vài vòng trước khi biến mất vào vũng tối đối diện, nơi ngọn đèn tiệm ăn không vươn tới được.

"Em ổn không?" - Mạnh rón rén.

Linh không biết trả lời sao. Chỉ cần một chút sơ sẩy, cô lại rơi căn phòng trắng toát của nghĩa trang sống.

Mạnh gắp một đoạn đậu đũa trên đĩa gỏi kiểu Thái mà phục vụ vừa để xuống bàn. Mạnh không biết có nên nhắc đến cuộc sống của chị Trà sau khi Linh rời khu nhà hay không. Linh biết chị xin vào làm lao công ở đó. Linh đã gặp chị chùi dọn các phòng bệnh vài lần trước khi nghỉ. Một ngày nào đó khi đã bình tâm, liệu cô có thể quay lại đó nữa không? Nghĩa trang của những người sống - dòng chảy chậm chạp mỏi mệt nhưng không thể ngừng lại có còn đón chào cô nữa hay không...

"Đã có quyết định, việc di dời sẽ tiến hành vào đầu tháng sau".

"Cuối cùng thì công viên cũng được khởi công. Chỉ là, mộ thằng bé còn chưa đầy năm!"

"Không phải giải tỏa nghĩa trang mà khu nhà sẽ chuyển đi nơi khác".

"Anh nói sao?".

"Bên trên đã quyết định đưa khu nhà về trung tâm. Chỗ đó đã xây dựng xong, hơn nữa khuôn viên trồng rất nhiều cây lớn!" - Mạnh phấn khởi, gương mặt anh rực lên dù hiện tại ánh sáng ở chỗ họ ngồi rất yếu ớt.

"Sao anh không báo cho em sớm hơn?".

"Em cần nghỉ ngơi lại sức!" - Mặt anh đanh lại. "Hơn nữa tới lúc đó lãnh đạo khu nhà sẽ đồng ý cho em trở về thôi".

Linh cau mày ra chiều không hiểu.

"Ngoài chữa bệnh, khu nhà sẽ trở thành nơi đón các hợp tác về y tế, chỗ ở cho các chuyên gia, nơi đặt trung tâm nghiên cứu và thậm chí nhận chữa trị cho cả người nước ngoài. Nhiệm vụ nhiều hơn đòi hỏi nhân sự nhiều lên nhưng đây không phải nơi người không có kinh nghiệm sẽ trụ được. Em đã làm việc ở khu nhà năm năm, anh tin chắc em sẽ được quay lại".

Linh nhón một sợi đu đủ bằng tay không, bỏ vào miệng và nhai ngon lành. Rồi đây, khu nhà chỗ cô từng bi quan gọi nó là nghĩa trang sống sẽ đến chỗ nó đáng ra được đến. Cô cũng sẽ trở lại với bệnh nhân, những người cần đến cô nhiều nhất. Linh bắt đầu nghĩ, cô nên đặt tên gì cho khu nhà mới...

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Nghĩa trang sống - Truyện ngắn của Phạm Thị Hải Dương (Phú Yên) - Ảnh 3.

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap